Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Tủ nấu cơm ACC - Nấu cơm đúng cách

 

Dùng nước sôi nấu thay cho nước lạnh sẽ giúp hạt cơm dẻo, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn vì lớp ngoài của hạt gạo co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt, vỡ.
Cách vo gạo chà xát, gạn bỏ nước nấu thứ nhất của nhiều người vô tình đã làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể có sẵn trong hạt gạo.
Đó là kết quả công trình nghiên cứu của Phó giáo sư, tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Xuân Ninh (viện Dinh dưỡng quốc gia) và TS Trần Thị Cúc Hoà (viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long) thực hiện trên một số gia đình thuộc sáu dân tộc khác nhau (Sán Chí, Sán Dìu, Nùng, Tày, Hoa và Kinh) với năm loại xoong nồi dùng nấu cơm bằng chất liệu: gang đúc, nồi đồng, nồi đất, nhôm Hải Phòng, nồi cơm điện.
Theo kết quả nghiên cứu, ngoài việc hạt gạo bị mất nhiều dưỡng chất trong quá trình xay xát, cách vo gạo bằng chà hai, ba lần hạt gạo vào rá hoặc giữa hai tay cho hạt gạo trắng, tạo nhiều nước vo gạo đặc có màu trắng, đã vô tình lấy đi một lượng lớn các chất dinh dưỡng là các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo. Làm hạt gạo chỉ còn lại phần lõi là tinh bột. Lượng sắt, kẽm bị mất đi đo đạc được trong hạt gạo trước và sau khi cơm chín là từ 79,9 – 96,5%. Các vitamin nhóm B cũng bị mất đến 70 – 95% trong quá trình xay xát, vo gạo.
Nấu cơm như thế nào là chuẩn và ngon nhất?
Kết quả điều tra xã hội học với những người nội trợ cũng cho thấy nhận thức của họ về chà xát gạo trước khi nấu là chuyện… bình thường. Hầu như không ai nhận diện được cách làm đó không khoa học. Có đến 90% số người được hỏi đã "tỉnh bơ” kể luôn chà xát gạo ít nhất hai lần trước khi nấu để sạch các chất bẩn bám trên gạo. 10% còn lại cho biết cũng có để ý đến chất dinh dưỡng trong hạt gạo nhưng nghĩ sẽ dùng nước vo nấu cám heo nên không quan tâm nhiều. Thói quen chà xát gạo nhiều lần xảy ra hầu hết tại các vùng nông thôn. Ở các thành phố, những người nấu cơm thao tác đúng kỹ thuật hơn: đổ gạo và nước vào xoong, chậu, rồi khoắng lên (còn gọi là rửa gạo). Việc này giúp loại bỏ được hết những tạp chất bẩn như trấu, sạn, cám mốc… dính trong gạo mà không cần chà xát. Nhờ đó, các khoáng chất, vitamin ít bị mất đi.
Nấu cơm như thế nào là chuẩn và ngon nhất?
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thói quen nấu cơm theo kiểu dân gian: cho nhiều nước vào đun sôi khoảng 10 phút, gạn bỏ nước thứ nhất rồi tiếp tục cho nước lạnh vào sau đó mới nấu chín đã làm các chất dinh dưỡng tiếp tục mất đi nhiều (đến gần 50%). Chưa kể, cách nấu này còn làm hạt gạo trương to, vị cơm nhạt và các hạt không dính vào nhau. Cũng theo kết quả, cơm nấu bằng nồi cơm điện ít mất chất kẽm nhất và cơm nấu bằng nồi đất mất nhiều chất kẽm nhất.
Nấu cơm như thế nào là chuẩn và ngon nhất?
Để giữ lại được tối đa các chất dinh dưỡng trong hạt gạo (glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6…), nhóm nghiên cứu khuyến cáo không nên xay gạo quá trắng. Khi vo gạo không xát mạnh tay. Thực hiện đúng như thao tác rửa gạo: cho gạo vào xoong, nồi… khuấy nhẹ tay, gạn nước nhằm loại trừ trấu, sạn.
Dùng nước sôi nấu thay cho nước lạnh sẽ giúp hạt cơm dẻo, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn (kể cả nấu bằng nồi cơm điện). Lý do là vì khi nấu bằng nước sôi, lớp ngoài của hạt gạo co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt, vỡ. Còn nấu bằng nước lạnh, hạt gạo trương nở, các chất dinh dưỡng cũng theo đó mà tan ra trong nước.
Nấu cơm như thế nào là chuẩn và ngon nhất?
Trong quá trình cơm sôi, hạn chế gạn bỏ nước cơm vì sẽ làm mất thêm lượng lớn các chất dinh dưỡng. Khi cơm sôi hẳn, nên vặn nhỏ lửa, đậy vung để giữ nhiệt, tránh cho cơm tiếp xúc với không khí, là yếu tố phá huỷ các vitamin. Nếu thao tác đúng, lượng vitamin B1 được giữ lại sẽ nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và mua những mẫu Tủ nấu cơm mới nhất của công ty chúng tôi:
CÔNG TY THIẾT BỊ BẾP CÔNG NGHIỆP ACC
VP Đại Diện Tại HN: Số 68b Trần Quang Diệu,Ô Chợ Dừa, Đống Đa, HN
ĐT: 04.35380712 Fax: 04.35380713
http://bepcongnghiepinox.vn/tu-nau-com-cong-nghiep-57
Xưởng sản xuất: Đại Mỗ - Từ Liêm – Hà Nội

Tìm kiếm Google
--
Tags:
Tủ nấu cơm 12 khay:
 

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Bếp điện từ


Cấu Tạo của bếp điện từ


Bếp điện từ được cấu tạo bởi 1 cuộn dây để tạo ra từ trường biến thiên với tần số cao có để thay đổi được, Ta chỉnh nhiệt độ của bếp bằng cách thay đổi tần số này. Một cách gần đúng có thể coi tất cả từ thông hướng thẳng góc với mặt bếp để xuyên lên đáy nồi, mô tả như hình dưới đây:
bep dien tu



Nguyên lý hoạt động của bếp điện từ


Dòng điện Foucou thường được gọi là dòng FU-CO hay dòng điện xoáy, được sinh ra khi có một từ thông xoay chiều xuyên qua một mặt phẳng bằng kim loại "thẩm từ", nó tuân theo định luật bàn tay trái. Chiều của dòng FU-CO được minh họa như hình sau:
dong FU CO

 Dòng FU-CO này sẽ làm cho đáy nồi Sinh nhiệt tương đối lớn, Vì đáy nồi lúc này như là một cuộn dây thứ cấp có điện trở rất nhỏ. Các Electron di chuyển với vận tốc cao sẽ va đập lẫn nhau sinh nhiệt. Nhiệt độ sinh ra nhiều hay ít phụ thuộc vào cường độ từ trường, tần số từ trường và diện tích tiếp xúc đáy nồi ( tức là diện tích mạch từ). Bằng thực nghiệm Neuman đã tìm ra được mối quan hệ giữa các đại lượng này, thể hiện qua công thức:


Trong đó:
              - P là công suất nhiệt được sinh ra     ( W)
              - H là cường độ từ trường                 (A/cm) 
              - S là diện tích mạch từ                     (cm2)
              - F là tần số biến thiên của từ thông    (Hz)
Nhìn công thức trên ta thấy P tỷ lệ thuận với tất cả các đại lượng, S là hằng số nên để tăng P ta chỉ cần tăng H hoặc F. Mà H là cường độ từ trường, để tăng H cần phải tăng sức điện động, Tức là ~ dòng điện chạy qua sợi dây tạo từ trường. Điều này đồng nghĩa với việc cần phải có một mạch công suất gồm nhiều linh kiện đắt tiền, và khá phức tạp không hề đơn giản. Lựa chọn còn lại là tăng F - tần số của sức điện động - Cũng chính là tần số của từ thông được sinh ra. Để làm được điều này không có gì là khó khăn, về nguyên tắc mạch tăng/ giảm tần số F của bếp điện từ tương tự như mạch SWITCHING trong đa số các phần nguồn của tivi, monitor, PSU ...vv

Nồi dùng cho bếp điện từ


  Bếp điện từ không dùng nồi Inox mà dùng nồi hoặc chảo đáy phẳng, và phải có thành phần của phân tử sắt. Hiện nay trên thị trường người ta thường dùng nồi inox có pha phân tử sắt để dùng cho bep dien tu. Tóm lại có thể dùng tất cả những nồi đáy phẳng và có phân tử sắt là ok, nồi càng nhiều phân tử sắt tốc độ nấu càng nhanh sôi.
  Ở Việt Nam, Bếp điện từ vẫn còn là điều mới mẻ với nhiều người, nhất là vùng nông thôn, đa số cho là bếp điện từ chỉ thích hợp để ăn lẩu. Trên thực tế Bếp điện từ có thể nấu được mọi thứ như bếp Gas, và tốc độ nấu còn nhanh hơn bếp gas rất nhiều. Bếp điện từ có công suất thường từ 1,8kw trở lên nên nhiều người lầm tưởng dùng bếp điện từ tốn nhiên liệu, Thật ra dùng bếp điện từ còn tiết kiệm hơn dùng gas, mức độ an toàn cao hơn và đặc biệt là không bị ám mùi thức ăn như dùng gas.


  Bếp điện từ ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam. Vì những tính năng ưu việt của nó mà bếp điện từ được cải tiến để dùng trong các nhà bếp công nghiệp gọi là bep dien tu cong nghiep. Về nguyên lý hoạt động Bếp điện từ công nghiệp cũng như bếp điện từ dùng ở gia đình nhưng công suất cao hơn gấp nhiều lần, Cầu tạo khung vỏ cũng chắc chắn hơn để có thể nấu được những nồi dung tích lớn hàng trăm lít.



Đ biếbáo giá bếp xào điện từ holp đbếp xào điện từ xin quý khách vui lòng liên h:

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Cách làm 4 món lẩu siêu ngon cho ngày 20/10

Chị em hãy lên ý tưởng làm 4 món lẩu ngon: lẩu nướng , lẩu nấm chim câu, lẩu riêu cua sườn sụn, lẩu cháo cá quả để gia đình, bạn bè cùng quây quần bên nhau và thưởng thức vào dịp 20/10 này nhé!
Lẩu nướng

Nguyên liệu làm món lẩu nướng:


- Thịt ba chỉ, sườn thăn non

- Lòng non, dạ dày

- Thịt bò

- Các loại hải sản như tôm, mực trứng, ngao, sò

- Nấm sò, nấm kim châm…

- Các loại củ quả nướng kém: bí đỏ, hành tây, cà chua, đậu bắp, ngô…

- Gia vị: xì dầu(nước tương), gia vị chanh ớt.

- Rau thơm, dưa chuột để ăn kèm. Đồ nướng có thể ăn cùng với bánh mỳ.

- Chảo gang, bếp cồn hoặc bếp ga. Bạn có thể dùng vỉ nướng nướng trên bếp than hoa.

bep cong nghiep
http://bepcongnghiepinox.vn

bếp công nghiệp

http://bepcongnghiepinox.vn



Cách làm lẩu nướng rất đơn giản, không mất nhiều thời gian để ninh nước dùng, chỉ cần chọn thực phẩm tươi ngon, khéo léo tẩm ướp gia vị cho vừa miệng sẽ có một bữa ăn vô cùng hấp dẫn. Ảnh minh họa

Cách làm món lẩu nướng:


- Hải sản rửa sạch để ráo nước.

- Các loại củ quả gọt vỏ, rửa sạch thái miếng mỏng. Nấm cắt bỏ gốc, rửa bằng nướng muối loãng vớt ra để ráo. Sau đó, xếp dần các loại nấm, củ, quả ra đĩa để khi tẩm ướp các nguyên liệu khác xong sẽ xếp lên kèm.

- Thịt ba chỉ làm sạch, cho vào ngăn đá khoảng 20 phút lấy ra thái lát mỏng vừa phải chừng 3x5cm đem ướp với sốt BBQ, Ketchup (sốt cà chua), hành, tỏi khô và sả băm nhỏ cùng với một chút đường. Đơn giản hơn có thể thay sốt cà chua và BBQ bằng nước hàng và mật ong. Sau đó, xếp ra đĩa chuẩn bị để nướng.

- Sườn thăn chặt miếng ngắn từng rẻ một, ướp tương tự như sườn. Có thể hấp sườn cho chín rồi mới ướp để khi nướng nhanh chín hơn.

- Thịt bò mua phần thịt vai hoặc mông mềm, thái to bản, dần qua cho mềm rồi ướp với dầu hào, chút đường, mật ong cùng với tỏi, sả băm nhỏ. Ướp xong, xếp thịt bò lên đĩa củ quả cho đẹp.

- Lưu ý, các nguyên liệu trên nên ướp tối thiểu 1 giờ trước khi ăn, lâu hơn có thể ướp và bảo quản trong ngăm mát tủ lạnh từ 4-8 tiếng, như vậy các nguyên liệu sẽ ngấm gia vị và mềm hơn.

- Trình bày nguyên liệu đẹp mắt sẽ khiến bữa ăn thêm hấp dẫn và thú vị.

- Đặt chảo gang lên bếp cồn đun thật nóng, cho vào một thìa dầu ăn, một muỗng bơ nhỏ đun cho nóng chảy.

- Lần lượt cho các nguyên liệu vào phủ kín mặt chảo để nướng, lật qua lật lại khoảng vài ba phút là đã có mẻ nướng thơm nức ăn kèm với dưa chuột chẻ và bánh mỳ nướng giòn.

- Gia vị để chấm có thể là nước tương, gia vị chanh ớt hoặc sốt mayonnaise, ketchup (số cà chua).

Lẩu nấm chim câu


Nguyên liệu làm món lẩu nấm chim câu:

- Xương cục hoặc xương ống heo: 500g

- Chim bồ câu: 2-3 con, tùy số lượng người ăn

- Nấm các loại

- Một gói các vị thảo mộc mua trong siêu thị

- Cà rốt, cà chua, củ cải, hạt sen, củ sen, dứa (thơm), ngô ngọt, khoai môn, gừng, sả, tỏi, ớt vừa đủ

- Rau muống hoặc ngải cứu, cải thảo, đậu bắp... đậu phụ

- Gia vị chanh ớt để chấm.

bát đĩa sư ngọc
http://bepcongnghiepinox.vn


.
tủ nấu cơm
http://bepcongnghiepinox.vn



Để có một nồi lẩu nấm chim câu ngon cần rất nhiều nguyên liệu nhưng hãy làm món ăn bổ dưỡng này cho cả nhà nhân dịp 20/10. Ảnh minh họa
Cách làm món lẩu nấm chim câu:

- Xương heo chần qua nước sôi rồi cho vào nồi ninh lấy nước dùng.

- Chim bồ câu vặt lông, rửa sạch chặt miếng vừa ăn hoặc có thể để nguyên con nướng qua cho thơm rồi mới chặt miếng. Xếp chim bồ câu ra đĩa để chờ cho vào nồi lẩu nhé!

- Gừng, sả thái chỉ một phần rắc lên trên đĩa thịt chim để trang trí, phần còn lại cho vào nước dùng.

- Nấm cắt bỏ phần gốc rửa qua nước muối pha loãng rồi xếp ra đĩa. Các loại củ quả cắt miếng nhỏ. Chị em có thể xếp nấm và các loại củ quả cầu kỳ một chút cho đẹp mắt, như thế trong bữa ăn càng thêm hấp dẫn.

- Đậu thái miếng vừa ăn, xếp ra đĩa chờ nhúng.

- Cà chua bổ miếng cau xào tái. Chế nước dùng ra nồi lẩu, lần lượt cho các loại củ quả, gói thảo mộc vào cùng với tỏi, hành khô (có thể nướng qua cho thơm), đun sôi nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

- Khi ăn, cho thịt chim vào nồi nước dùng nấu chín. Và trong lúc này, có thể nhúng nấm, các loại rau quả. Lẩu ăn kèm bún, miến hoặc mỳ đều ngon.

Lẩu riêu cua sườn sụn


Nguyên liệu làm món lẩu riêu cua sườn sụn:

- Cua đồng: 500g - 1kg (tùy theo số lượng người ăn)

- Sườn sụn: 500g

- Bắp bò: 500g

- Đậu phụ: 5 bìa - 10 bìa

- Mẻ, dấm bỗng hoặc me chua, quả dọc: tùy khẩu vị

- Mắm tôm: 1 muỗng nhỏ (có thể bỏ qua nếu bạn không thích, nhưng mắm tôm làm nên mùi vị rất đặc trưng cho món lẩu riêu cua, khiến cho nước lẩu đậm đà hơn). Lưu ý, nếu sử dụng mắm tôm thì phải nêm lúc chưa nấu, nếu không mùi mắm tôm sẽ lấn át mùi lẩu.

- Cà chua: 3-5 quả thái miếng cau.

- Rau sống: rau muống chẻ, hoa chuối, thân chuối non, xà lách, mùi tàu, hành lá, tía tô, kinh giới, giá đỗ, chanh, ớt…Thêm ít rau muống nhỏ ngọn nếu thích ăn nhiều rau.

- Bún sợi nhỏ

- Gia vị chanh, ớt hoặc xì dầu, nước mắm để chấm thêm.

bat dia su ngoc
http://bepcongnghiepinox.vn


bat dia su ngoc
http://bepcongnghiepinox.vn


Dịp 20/10 nếu thời tiết mưa lạnh mà được quây quần bên gia đình nhâm nhi nồi lẩu riêu cua, bắp bò, sườn sụn thì quá tuyệt. Ảnh minh họa
Cách làm món lẩu riêu cua sườn sụn:

- Sườn sụn chần qua nước sôi, ướp hành khô băm nhỏ, gia vị và một chút nước mắm xào sơ qua, cho nước vào ninh bằng nồi áp suất khoảng 10 phút cho mềm.

- Làm cua: Cua làm sạch, cho vào một chút muối giã nhuyễn hoặc xay bằng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước, gạch cua khều riêng ra một bát nhỏ.

- Nêm một muỗng nhỏ mắm tôm và gia vị vào nồi nước cua bắc lên bếp, khuấy nhẹ đều tay cho đến khi canh sôi và gạch cua nổi lên thì vặn nhỏ lửa.

- Dùng muôi gạt hết riêu cua vào cạnh nồi cho kết lại thảnh từng mảng rồi tắt bếp. Bạn có thể vớt riêu cua ra một cái bát rồi ăn đến đâu thả dần vào nồi nước lẩu đến đó để riêu khỏi bị vỡ.

- Cho dầu ăn vào chảo, phi hành khô băm nhỏ cho thơm vàng, cho gạch cua vào xào chín cùng một xíu nước mắm rồi trút ra bát. Tiếp tục cho cà chua thái miếng cau vào xào chín tới, không nên xào chín và nát quá.

- Đậu cắt miếng nhỏ, rán vàng, rồi bày ra đĩa.

- Bắp bò thái mỏng, bày ra đĩa. Mách nhỏ là trước khi thái, chị em nên cho thịt bò vào ngăn đá khoảng 15 phút thái sẽ dễ dàng và trình bày cũng đẹp mắt hơn.

 - Rau sống rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi vớt ra rổ để ráo nước, khi ăn bày ra đĩa.

- Hoa chuối thái nhỏ rồi ngâm qua vào chậu nước có pha ít giấm để cho hoa chuối không bị thâm. Sau đó, vớt hoa chuối ra rổ để ráo nước rồi bày ra đĩa. Hoa chuối dùng để nhúng dần trong khi ăn.

- Mẻ đã ngấu lọc lấy nước để vào một bát con. Có thể dùng quả dọc hoặc quả me thay thế nhé! Nhà mình nuôi được mẻ nên hay dùng mẻ hơn. Mẻ, giấm bỗng, mắm tôm làm nên hương vị đặc trưng của món lẩu riêu cua.

- Chế nước dùng cua và nước ninh sườn sụn vào trong nồi lẩu. Vớt sườn sụn thả vào cùng với cà chua đã xào chín.

- Cho mẻ vào, nêm thêm một chút giấm bỗng rồi đun sôi, nêm lại gia vị cho vừa ăn, tiếp tục thả riêu cua vào, rưới gạch cua lên riêu cua cho dậy màu. Khi ăn thả thêm chút hành lá, gốc hành hoặc củ hành tươi cắt lát mỏng, mấy lát đậu đã rán vàng, một nhúm hoa chuối sẽ được nổi nước lẩu thật đẹp mắt!

- Nhúng thịt bò ăn kèm với bún, sườn sụn giòn mềm cùng với rau sống, không còn gì tuyệt vời hơn.

Lẩu cháo cá quả


Nguyên liệu làm món lẩu cháo cá quả:

- Cá quả đồng: 1 con khoảng 1kg

- Xương cục: 500g

- Gạo nếp 1 phần, gạo tẻ 2 phần đong cỡ ½ bát ăn cơm, thêm khoảng 2 nắm đậu xanh tróc vỏ hoặc để cả vỏ cũng được.

- Rau cải cúc, cải bó xôi, cải ngọt, cải thảo, cà rốt, nấm kim châm, nấm rơm hoặc nấm hương tươi tùy theo sở thích.

- Thì là, hành lá, tía tô, rau mùi, hành khô, gừng, nước mắm, gia vị, hạt tiêu.

- Trứng vịt lộn

lẩu nướng không khói
http://bepcongnghiepinox.vn

Chẳng có gì thích bằng thưởng thức nồi lẩu cháo cá quả nóng hổi bên gia đình trong dịp nghỉ lễ dài ngày 2/9. Ảnh minh họa
Cách làm món lẩu cháo cá quả:

- Xương cục chặt miếng nhỏ chần qua nước sôi ninh lấy nước dùng. Các loại rau và nấm rửa sạch, rau thơm thái nhỏ bày ra đĩa.

- Cá làm sạch, lọc phi lê rồi ướp với hành khô, gừng đập dập cùng gia vị khoảng 30 phút. Còn đầu và xương cá cho vào một cái nồi ninh lấy nước cho vào cháo cho ngọt.

- Phần đuôi và thân trên của cá thái miếng vuông cỡ 1,5x1,5cm để riêng.

- Phần còn lại thái miếng mỏng và xếp thành hình bông hoa vào đĩa để nhúng dần.

- Các bạn có thể cuốn từng miếng cá bao quanh một nhánh nấm kim châm, dùng cọng hành lá buộc đã chần tái qua nước sôi buộc lại để nhúng chín ăn kèm với cháo.

- Gạo và đỗ ngâm khoảng 1 tiếng rồi vo đãi sạch, để ráo nước cho vào chảo rang hơi vàng để nấu cháo sẽ thơm hơn. Nếu không có thời gian có thể bỏ qua bước này. Cho gạo vào nồi ninh nhừ hoặc ninh bằng nồi áp suất cho nhanh. Bạn có thể thêm ít cà rốt thái hạt lựu nhỏ vào cho màu sắc thêm đẹp nhé!

- Khi cháo đã nhừ, chế thêm nước ninh xương heo và nước ninh đầu và xương cá vào đun nhỏ lửa trên bếp, vừa đun vừa khuấy đều tay cho cháo thật sánh và nhuyễn. Cho phần cá cắt miếng vuông vào nấu chín, thả vào ít nấm hương và nấm rơm, nêm gia vị vừa ăn cùng một nhánh gừng đập dập, băm thật nhỏ vào cho thơm. Cho thêm vài quả trứng vịt lộn vào sẽ làm cho nồi lẩu cháo thêm ngon ngọt, đậm đà hơn.

- Đặt nồi cháo lên bếp lẩu, đun sôi liu riu vừa ăn vừa tỉa từng "cánh hoa" cá nhúng chín. Với cách làm này, dù cá sắp ăn hết nhưng đĩa cá vẫn đẹp và thẩm mỹ.

- Lấy mỗi loại rau thơm một ít vào bát rồi múc cháo nóng vào, rắc hạt tiêu và gắp thêm vài miếng cá chấm nước mắm hoặc xì dầu ăn nóng.

- Kết hợp những miếng cá cuộn nấm kim châm vừa thơm vừa giòn sẽ càng làm tăng thêm mùi vị hấp dẫn cho món lẩu cháo cá quả. Trong khi ăn thỉnh thoảng bạn phải dùng muôi khuấy nhẹ từ đáy nồi để cháo khỏi bị khê nhé!

Chúc các bạn có một ngày lễ 20/10 vui vẻ, ấm áp bên gia đình với 4 món lẩu nóng hổi, thơm ngon, hấp dẫn.

Tìm kiếm Google Nguồn: vietq.vn
--
Tags:
Tủ nấu cơm 12 khay: